Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Tự chữa bệnh tiểu đường

Theo yêu cầu của bạn đọc, bắt đầu từ số này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chữa một số bệnh gọi là mãn tính, nan y mà các bạn đang quan tâm, bằng Diện chẩn, trước hết là bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thực sự là một bệnh mãn tính, nan y. Số người mắc bệnh này ngày càng nhiều, không chỉ ở người cao tuổi lạm dụng chất đường mà đã lan sang cả lứa tuổi thanh niên khỏe, thậm chí còn “tấn công” cả trẻ sơ sinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đang điều trị khoảng 20 ca tiểu đường sơ sinh). Tiểu đường không chỉ phát triển mạnh ở các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản mà đã lan rất mạnh sang các nước đang phát triển như Việt Nam ta. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố: trong thập niên trước mắt (2012-2021), tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với các nước Đông Nam Á, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh. Như vậy số người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ước độ 8 triệu người. Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết ước tính trong vòng 25 năm tới, số người mắc bệnh hiểm nghèo này sẽ tăng lên 170%! Chỉ tăng chứ không giảm!
Biến chứng nguy hiểm nhất của tiểu đường là mù mắt, suy thận, hoại tử đến mức phải tháo khớp, cưa chân! Vì thế, WHO khẳng định “Tiểu đường là cơn đại dịch của thế kỷ”. Để tránh thảm kịch này, Đông y hay Tây y đều phải cho bệnh nhân sử dụng insulin (uống hoặc tiêm suốt đời). Ngược lại, Diện chẩn không dùng thuốc mà là tác động vào vùng phản chiếu tuyến tụy ở trên mặt nhằm kích thích tuyến tụy tiết ra hormon insulin để điều hòa đường huyết trong cơ thể. Nào, các bạn hãy tự tin bắt tay ngay vào chữa bệnh tiểu đường cho chính mình đi! Cách làm như sau:
Xem kỹ đồ hình nội tạng, xác định thật chính xác vị trí các huyệt rồi bấm theo thứ tự: 63, 7, 113, 37, 40. Mỗi huyệt nên bấm thành 2 vòng, mỗi vòng 30 lần/huyệt. Trong 5 huyệt trên, huyệt 63, 7, 113 phản chiếu tuyến tụy, hai huyệt 37, 40 phản chiếu lá lách. Cả 5 huyệt gộp lại tạo nên phác đồ chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả rất cao. Nhờ phác đồ này mà nhiều người đã thoát khỏi nanh vuốt của tiểu đường.
Trong 5 huyệt trên có hai huyệt kép là 7 và 113. Khi gặp huyệt kép, theo quy định phải bấm bên trái trước rồi bên phải sau. Ví dụ bấm 7 trái trước rồi bấm 7 phải sau. Tùy theo tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 mà bấm thêm 1-2 lần trong ngày. Hết sức chú ý, không được lạm dụng bấm quá nhiều lần trong ngày để đường huyết hạ quá mức cần thiết.
Muốn kiểm tra xem đường huyết hạ được bao nhiêu nên làm như sau: trước hết, hãy đo đường huyết trước khi chữa. Sau đó tự bấm huyệt theo phác đồ trên. Nửa giờ sau khi bấm huyệt mới kiểm tra lại, sẽ có kết quả thật chính xác. Trên cơ sở đó, bạn lên kế hoạch chữa trị thật khoa học để bỏ dần, tiến tới bỏ hẳn không dùng thuốc mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Song song với bấm huyệt bằng Diện chẩn, các bạn nên quan tâm tới những yêu cầu sau:
- Ăn uống thật hợp lý, vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa hạn chế được thức ăn có nhiều glucid và lipid, nhằm tránh không cho đường huyết và chất gây xơ vữa động mạch tăng cao.
- Năng rèn luyện cơ thể phù hợp với sức khỏe, tuổi tác và môi trường sống như: tập dưỡng sinh, đi bộ, đi xe đạp… Tuyệt đối tránh tập luyện quá sức.
Thực hiện tốt những điều trên, tiểu đường chắc chắn không còn là bệnh nan y. Cuối cùng xin hãy trầm tĩnh lắng nghe bác sĩ Vân Thị Mộng Hưởng ở 40/8 Nguyễn Tri Phương, P.7, TP. Vũng Tàu tâm sự (ghi ngày 25/2/2004):
“Tôi bị tiểu đường rất nặng đến nỗi mù một bên mắt. Năm 2001, nằm 2 tháng cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi đã bị cưa chân tới 4 lần, từ đầu gối đến sát háng. Chân còn lại bệnh viện nói có thể bị cưa bỏ nốt. Sợ hãi và chỉ muốn chết nên tôi phải tự đi Thái Lan để lọc bỏ máu hư, nối mạch máu nhân tạo. Tất cả tốn hết 15.000 USD. Khi về nước, tôi còn nằm thêm 3 lần ở Bệnh viện Thống Nhất để truyền nhiều loại thuốc, tốn thêm 50 triệu đồng. Cứ sau khi ở bệnh viện về, tôi lại mang nợ nần, có lúc lâm vào đói khổ. Nhưng bệnh tật vẫn đeo bám. Nhờ gặp cô em ở Phú Yên vào khuyên tôi nên đi chữa bằng Diện chẩn và thật không ngờ, tôi đã thoát khỏi sự đau đớn do máu ứ tắc và nhiều bệnh khác bằng Diện chẩn thật nhanh chóng, nhẹ nhàng, không đau đớn như châm cứu và truyền dịch…”.
Lương y Trần Dũng Thắng
(Trang 53, tạp chí Thế giới Mới số 985 ngày 21/5/2012).

1 nhận xét: