Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Giản thuật Gạch mặt 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết:Giản thuật số 5 diện chẩn Bùi Quốc Châu

 

Giản thuật Gạch mặt theo  6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Hệ Bạch huyết là gì?

Hệ Bạch huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu.

Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với với máu & hệ tuần hoàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu & vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.

Tầm quan trọng của hệ bạch huyết cho sự sống

Toàn bộ Hệ bạch huyết chảy trong cơ thể đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị “phình to ra”. Ví dụ, khi một vị trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô tế bào tại chổ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả vào dòng máu để máu xứ lý tiếp.

Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này giống như một hệ thống thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ tuần hoàn.

Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh chẳng hạn). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết). Trong mỗi hạch bạch huyết, có rất nhiều các tế bào lymphô (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm & lây lan của bệnh bằng cách bẫy & giết chết mầm bệnh.

Theo thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, hệ Bạch Huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực. Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động đến toàn bộ hệ Bạch Huyết của cơ thể và điều đó giúp cho hệ Bạch Huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại bệnh tật và sự suy yếu của cơ thể.

6 vung H Bachhuyet

                                      Gạch mặt 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết


Mô tả Gạch mặt 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết :

Vùng 1 phản chiếu hệ bạch huyết

Gạch bằng đầu cây dò vùng từ dưới đầu mày xuống 2 bên sơn căn (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi)

Vùng 2 phản chiếu hệ bạch huyết

Gạch bằng cây dò dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)

Vùng 3 phản chiếu hệ bạch huyết: 

Gạch 2 viền mũi

Vùng 4 phản chiếu hệ bạch huyết: 

Gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng.

Vùng 5 phản chiếu hệ bạch huyết:

 Gạch viền cong quanh ụ cằm.

Vùng 6 phản chiếu hệ bạch huyết:

 Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.

Lưu ýMỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải. Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao, nhưng cũng đồng thời có khả năng điều trị các bệnh dưới đây:

TÍNH NĂNG  Gạch mặt 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết :

An thần (làm dễ ngủ)Bồi bổ não, tuỷ

Bồi bổ khí lực (làm cho khỏe mạnh)

Biếng ăn (làm cho ăn cảm thấy ngon)

Chữa cảm cúm, sổ mũi

Cai nghiện thuốc lá

Chống sợ hãi,

Chống co giật

Chống dị ứng

Chống lão hoá, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Điều hòa tim mạch, huyết áp.

Điều hòa gân, cơ, khớp

Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ

Điều hòa tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng…)Giảm béo

Hưng phấn tình dục

Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.

Làm săn da, chắc thịt, làm thon người

Làm khỏe thai nhi trong bụng mẹ (Chỉ dùng cho thai trên 5 tháng, tránh dùng cho thai dưới tuổi thai này để ngừa tác động xấu đến thai).

Làm ấm người -Làm tan máu bầm

Ổn định đường huyết

Thanh lọc cơ thể, giải độc gan, ruột



 Gạch mặt 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY:

1/ Những bệnh tâm thần – thần kinh:

Buổn ngủ do mệt mỏi  – Kém sức khoẻ, kém năng động

Chóng mặt không rõ nguyên do

Đau nửa đầu – Liệt mặt

Mất ngủ – Say ngủ (cần làm tỉnh táo)

Phong xù (kinh phong)

Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt, xây xẩm)

Say xe, tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)

2/ Nhóm bệnh Tim mạch, gan, thận:

Huyết áp cao – Mệt tim

Viêm gan – Nóng gan, nổi mề đay

Bí tiểu, tiểu ít

3/ Nhóm bệnh Tiêu hóa, Hô hấp:

Biếng ăn

Suyễn – Ho khan (do ngứa cổ)

Viêm xoang – Viêm họng hạt – Vướng đàm, nghẹt đàm

Viêm họng – Khan tiếng

4/ Nhóm bệnh xương khớp, cơ bắp vận động:

Bệnh Gouttes (Thống phong)

Cơ bắp nhão, xệ – Dịch hoàn nhão, xệ

Đau lưng, đau cột sống – Đau khớp ngón tay

Nhũ hoa nhão, xệ

Nứt chân (ở bàn tay, gót chân)

Chỗ sưng bầm, sưng phù – Phù chân

Tăng tiết dịch các khớp

5/ Những bệnh Bài tiết, sinh lý, nhiễm trùng:

Bệnh luput đỏ

Bí tiểu, tiểu ít – Viêm đường tiết niệu  – Tiểu nhiều

Đau bụng kinh/Đau bụng đi cầu, tiêu chảy (kiết lỵ)

Hôi nách

Kinh nguyệt không đều – Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý)

Nhiễm trùng có mủ

Táo bón , Trĩ, lòi dom

Thai yếu (Chỉ dùng cho thai trên 5 tháng tuổi)

Tia máu đỏ trong mắt

Viêm đại tràng mãn tính, phân lỏng, nát.

6/ Những bệnh ngoài da:

Ngứa – Dị ứng, nổi mề đay

Vẩy nến.

7/ Các bệnh chứng linh tinh

Đại tiểu tiện hôi thối hơn bình thường.

Nằm ngủ mơ thấy ác mộng

Nghiện thuốc lá

LƯU Ý:

Để phòng bệnh, tăng cường sức khỏe: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối

 Gạch mặt 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Để chữa bệnh: 

Mỗi ngày là từ 1 -3 lần (Sáng, trưa, tối)

Kỹ thuật này có hiệu quả về điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: tăng và giảm huyết áp. Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.

Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày (trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng, mộng tinh, huyết trắng…

Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.

Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết có hiệu quả kém hơn so với việc gạch bằng cây Sao Chổi.

Nguồn: Giáo trình Diện Chẩn căn bản ( Cập nhật 2017)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Giản thuật hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể:Giản thuật số 4 diện chẩn Bùi Quốc Châu

Giản thuật hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể

 Trước hết, hơ là một trong những kỹ thuật trị liệu căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Ta chủ yếu dùng Điếu ngải cứu (hay nhang ngải cứu) hay bất cứ vật nào tỏa nhiệt như thuốc lá, nhang loại lớn khi không co điếu ngải cứu, tuy nhiên hiệu quả sẽ kém hơn vì không đủ độ nóng. Sau khi đốt cho cháy đỏ ở đầu điếu ngải cứu (không để cháy ra ngọn lửa) ta cầm điếu ngải cứu bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa. Lòng bàn tay hơi ngửa ra, và dùng ngón út đè lên mặt da làm điểm tựa, để đầu nóng đỏ cách da khoảng 1 cm, di chuyển thật chậm trên vùng da và để ý xem đến khi nào bệnh nhân có phản ứng mạnh (Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát hay nóng buốt và có thể kêu lên) Ta lập tức nhấc điếu ngải cứu ra khỏ mặt da trên 2 cm (khỏi tầm hút nhiệt của Sinh huyệt) và đè tay lên chỗ vừa hơ cho bệnh nhân bớt cảm giác nóng. Xong ta lại tiếp tục hơ lại chỗ cũ 2 lần nữa. Làm 3 lần là đủ (hơ nhiều gây nóng rát dẫn đến phỏng da)

Lưu ý: Tùy theo khí hậu nóng hay lạnh và với những người chưa câyn chịu nóng (như người ở các xứ ôn đới) ta không kéo dài lâu thời gian hơ. Với những học viên mới học thì không nên thực tập hơ trên vùng mặt.

                                                      

                                                 Hơ sinh huyệt trên bàn tay


Tác dụng Giản thuật hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể

Thủ pháp này rất hiệu quả trong nhiều loại bệnh chứng, nhất là những bệnh do lạnh gây ra như cảm lạnh, thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau – nhức – tê.. Các bệnh do ứ huyết như sưng, bầm do té ngã, chấn thương, u nhọt, mụn mủ, đau thần kinh tọa, eczema, zona (dời ăn). Đặc biệt, có thể áp dụng trong các trường hợp hậu phẫu (sau khi chữa bằng giải phẫu theo tây y) vì nó có tính cầm máu, làm khô nước vàng (nước chảy ra từ vết thương, mủ) Nó giúp sát trùng, tiêu viêm… Do đó làm vết thương mau lành hơn.

Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày một lần, nếu dùng nhiều lần hơn cần có sự trao đổi ý kiến hay giám sát của các thày thuốc, hay học viên có kinh nghiệm trong Diện Chẩn. Vì cách này dù có hiệu quả cao, nhưng nếu lạm dụng, sẽ làm cho bệnh nhân bị khô, nóng, có thể sinh ra nổi nhọt. nhức đầu, mất ngủ, táo bón …

Nếu gặp trường hợp này, nên uống các loại thức ăn mát để giải trừ như nước dừa, rau má, bột sắn. Hay có thể ấn bộ giải nhiệt (26, 3, 143, 51, 14, 15, 16).

Cách dùng điếu ngải cứu: 

Điếu ngải cứu hay thanh ngải cứu có hình thức như một cây nhang loại lớn nhưng ngắn, và được đóng gói thành từng bịch (12 điếu /bịch). Đây là một công cụ đươc sử dụng trong lĩnh vực châm cứu (Châm: dùng kim châm vào huyệt – Cứu: dùng ngải cứu hơ trên vùng huyệt) của Đông y. Được vận dụng trong Diện Chẩn, Ngải cứu là một dụng cụ dùng để hơ không chỉ trên huyệt và các vùng có huyệt hay các vùng đồng ứng với các bộ phận nội tạng và ngoại vi trên cơ thể nhưng với một kỹ thuật đặc biệt của Diện Chẩn gọi là Hơ theo Sinh huyệt.

ngaiĐiếu ngãi cứu

tat Ống tắt ngãi cứu

GIẢN THUẬT VÔ CHIÊU (Dán cao salonpas khắp mặt) :Giản thuật số 3 diện chẩn Bùi Quốc Châu

GIẢN THUẬT VÔ CHIÊU

 NGUYÊN LÝ

Lâu nay, cũng có một số người cho là Diện Chẩn quá khó đối với họ vì có quá nhiều Huyệt, Phác đồ và Đồ hình cũng như Dụng cụ. Thực ra không phải tôi không biết điều này nhưng vì mãi mê sáng tạo cái Mới cho nên có nhiều khi có những cách chữa bệnh tuy cũ lại rất hay mà tôi lại quên không dùng đến hoặc giới thiệu cho các học viên mới. Một trong những cách chữa đó là ĐAU ĐÂU LÀM ĐÓ (DAY ẤN, DÁN CAO, GÕ BÚA, HƠ NÓNG, DAY PHỚT.v.v…), tức là KHÔNG CẦN ĐẾN ĐỒ HÌNH HAY PHÁC ĐỒ, THẬM CHÍ CŨNG KHÔNG CẦN ĐẾN LÝ LUẬN ĐÔNG HAY TÂY Y gì cả.



Viết đến đây chắc có bạn nói nếu làm như thế thì là ‘đánh võ rừng’ à, có nghĩa là đánh lung tung, múa may lung tung, chẳng có chiêu thức gì cả!? Giống y người chẳng biết võ công gì cả! Và bạn sẽ thắc mắc nếu làm như thế thì làm sao có kết quả được, phải không? Ấy thế là sự thực lại khác đấy các bạn ạ.

Bạn hãy theo dõi những điều tôi sẽ trình bày tiếp đây để biết ở đời, nhiều khi phức tạp quá, trí thức quá, bác học quá, lại kém hơn là làm theo TỰ NHIÊN, vì TỰ NHIỆN VỐN DĨ LÀ CÁI MẠNH NHẤT mà ta ít khi quan tâm hoặc lầm tưởng là kém hơn cái mà loài người nặn óc nghĩ và làm ra dựa theo những lý luận của mình. Thế mới là lạ.

Để cho các bạn dễ hiểu, tôi phải kể lại quá trình tư duy căn cứ vào những kinh nghiệm trên lâm sàng của tôi trong nhiều năm qua để có được ‘chiêu thức’ chữa bệnh vừa trình bày ở trên mà tôi đặt tên là VÔ CHIÊU.

Để nghĩ ra cách chữa này, tôi đã có cảm hứng từ thuyết TỪ HỮU CHIÊU ĐẾN VÔ CHIÊU của Kim Dung, tác giả nhiều bộ sách võ hiệp nổi tiếng từ mấy chục năm trước đây hoặc thuyết TỪ HỮU ĐẾN VÔ, nói theo triết học Đông phương.

Tại sao tôi lại nói như thế? Đây là y học, có phải võ học và triết học đâu mà lại nói thế? Xin các bạn hãy bình tĩnh. Theo thuyết Nhất nguyên luận ứng dụng trong Diện Chẩn (tôi sẽ dạy trong thời gian tới) thì tôi có thể nói như thế được vì TẤT CẢ LÀ MỘT mà, có nghĩa là các thứ khác nhau đều có liên quan với nhau, cho nên nếu tôi dùng các từ của Y học và Triết học trong chuyện này – cũng như từ những vấn đề trong Triết học và Võ học tôi có thể đem áp dụng vào Diện Chẩn nói riêng và Y học nói chung cũng là chuyện bình thường thôi.

Những vấn đề tôi muốn nói ở đây là HIỆU QUẢ của lý thuyết (cũng có thể gọi là nguyên lý) trong Diện Chẩn, nay như thế nào mà tôi phải coi nó như MÓN QUÀ QUÝ GIÁ để tặng cho các bạn nhân dịp đầu năm mới.

Thật ra, kỹ thuật hay cách chữa bệnh đơn giản này đã nằm trong lý thuyết TOÀN THỂ hay TOÀN DIỆN mà tôi đã khám phá ra cách đây hơn 20 năm, nhưng vì nhiều lý do tôi đã không trình bày ra, nói quên thì đúng hơn. Vì sao? Vì những phương cách chữa bệnh mà tôi đã giới thiệu với các bạn trong thời gian qua đã đủ cho các bạn chữa được rất nhiều bệnh từ dễ đến khó, cho nên coi như không cần thiết phải nhớ hay dùng CÁCH CHỮA BỆNH CÓ VẺ NHÀ QUÊ và GIỐNG NHƯ MỚI BẮT ĐẦU HỌC này, do nó chả cẩn đến phác đồ, đồ hình hay lý luận Đông, Tây y gì cả.

Cho đến một ngày tôi gặp những ca bệnh rất khó trị mà dù áp dụng nhiều phác đồ và nhiều cách trị khác nhau cũng không đem lại kết quả mong muốn. Lúc ấy tôi phải ĐỘNG NÃO, tức là tôi phải bình tâm lại và ngồi suy nghĩ xem có cách trị nào mà mình chưa dùng hay không?

Nghĩ một lúc tôi chợt nhớ đến những gì mà mình đã đọc trong các sách triết học Đông phương, trong đó có cho rằng ‘Đạo chính là Vô Cực’, ‘Vô Cực là cái cực lớn, lớn hơn cả Thái Cực vì từ Vô Cực mới sinh ra Thái Cực, rồi từ Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi, rồi từ Lưỡng Nghi tức là Âm Dương mới sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát quái rồi dẫn đến sự sinh thành Vạn Vật’. Tư tưởng này đã khiến tôi suy nghĩ rằng CÁI ĐƠN GIẢN NHẤT CHÍNH LÀ CÁI CAO NHẤT (chứ không phải CÁI PHỨC TẠP NHẤT LÀ CÁI CAO NHẤT). Và sau đó là các câu nói chí lý trong Văn học, như ‘viết văn khó nhất chính là ở sự đơn giản’, vì sự đơn giản là cái không phải ai cũng làm được nếu không phải là nhà văn đại tài.

Những điều nêu trên đã giúp tôi mạnh dạn bỏ qua những phác đồ rườm rà, khó nhớ vốn dựa theo những lý luận của Đông hay Tây y, ngay cả những phác đồ do chính tôi đã tìm ra. Nhưng tôi cũng chưa ngưng dòng suy tưởng mà tôi lại miên man suy nghĩ đến truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, trong đó có đoạn Kim Dung mô tả Lệnh Hồ Xung đấu kiếm với Xung Hư đạo trưởng, người vô địch về kiếm thuật của phái Võ Đang. Lệnh Hồ Xung chì đứng nhìn ông kia một hồi mà chẳng động thủ gì cả (tức là Vô chiêu), mãi đến một lúc sau Xung Hư đạo trưởng phải chấp tay bái Lệnh Hồ Xung và nói rằng “Kiếm thuật của ta không bằng các hạ. Ta xin thua!”. Tôi nghĩ trong đoạn này Kim Dung đã viết theo tinh thần của Lão tử qua tác phẩm Đạo đức kinh của ngài, tức cái VÔ (có nghĩa là KHÔNG, cũng có nghĩa là vô cùng ĐƠN GIẢN và vô cùng Lớn) là cái bao trùm cái HỮU (nghĩa là CÓ, cũng có nghĩa là PHỨC TẠP).Trong lãnh vực nghệ thuật hay nhiều lãnh vực khác, kể cả về máy móc, điện tử, vi tính…, làm ra cái ĐƠN GIẢN mà lại cực kỳ HỮU DỤNG thì phải nói là rất khó chứ không phải dễ như nhiều người lầm tưởng.

Từ những suy nghĩ này tôi thử áp dụng cách chữa bệnh đơn giản nhất mà tôi có thể làm được, tức là ĐAU Ở ĐÂU THÌ TÁC ĐỘNG Ở ĐÓ, nói theo kiểu Diện Chẩn là DÒ TRÊN MẶT HOẶC Ở NHỮNG VỊ TRÍ CƠ THỂ ĐANG CÓ BỆNH, HỄ THẤY CHỖ NÀO ĐAU THÌ TÁC ĐỘNG VÀO CHỖ ĐÓ BẰNG NHIỀU KỸ THUẬT KHÁC NHAU TÙY MÌNH CHỌN, NHƯNG NHỚ LÀ CHỈ NÊN LÀM MỘT KỸ THUẬT NÀO CẦN THIẾT HAY MÌNH THÍCH, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀM CÙNG LÚC NHIỀU KỸ THUẬT (ví dụ như: day ấn, gạch nhẹ, dán cao Salonpas, day phớt…) VÀ KHÔNG CẦN PHẢI THEO PHÁC ĐỒ NÀO HAY ĐỒ HÌNH NÀO. Kết quả là tôi giải quyết rất nhanh được bệnh mà trước đây tôi đã dùng rất nhiều cách chữa, nhiều phác đồ khác nhau nhưng vẫn không hiệu quả.

Tất nhiên là sau đó tôi đã phải lập lại nhiều lần cách trị bệnh vô cùng đơn giản này trên nhiều loại bệnh khác nhau và tôi đều tìm thấy hiệu quả của nó thường là rất cao và có tình dứt điểm nhanh. Đây cũng là cách chữa theo tinh thần DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN, có nghĩa là ta chỉ dùng duy nhất một cách này để trị cho rất nhiều bệnh khác nhau. Khi nào đã dùng nó 3 lần mà không kết quả gì cả hay kết quả kém thì mới đổi qua cách khác hoặc làm ở nơi khác trong cơ thể, như: lưng, bàn tay, bàn chân, loa tai, da đầu.v.v… Từ đấy tôi viết thêm lý thuyết TOÀN THỂ (hay TOÀN DIỆN) và CÁCH CHỮA BỆNH THEO SINH HUYỆT (có nghĩa là không cần phác đồ/đồ hình), chủ yếu là dùng cho những trường hợp mà ta đã dùng các phác đồ hỗ trợ hoặc đặc hiệu mà không đạt kết quả tốt, và đặc biệt cho những người không hiểu hoặc không thích lý luận gì rắc rối, phức tạp, cũng như cho những người ít học hoặc mới học DC.

Nói lên điều này không có nghĩa là tôi coi thường các cách chữa mà tôi đã tìm ra và đã hướng dẫn cho các bạn, hay cho rằng đây là cách tốt nhất. Thật ra, theo tinh thần TÙY, tức tương đối luận, thì tất cả đều tương đối, nghĩa là có người thích hoặc hợp với cách này nhưng có người lại thích và hợp với cách khác hơn.

THỰC HIỆN GIẢN THUẬT VÔ CHIÊU

Chữa bệnh theo kiểu tôi vừa trình bày có thể nhiều khi rất mất thì giờ, hoặc nhiều người bệnh không thể chịu đau nổi khi người chữa phải dò qua nhiều sinh huyệt trên mặt rồi sau đó lại dán cao (hoặc day phớt, day ấn, gõ búa, hơ nóng.v.v…) trên mặt, thay vì chỉ đánh một ít huyệt theo phác đồ đặc hiệu hay hỗ trợ. Cần lưu ý là PHẢI DÒ TÌM VÀ TÁC ĐỘNG VÀO TẤT CẢ CÁC SINH HUYỆT TÌM THẤY TRÊN MẶT HAY BỘ PHẬN KHÁC TRONG CƠ THỂ CHỨ KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ MỘT SỐ ÍT HUYỆT Ở KHU VỰC NÀO ĐÓ TRÊN MẶT. Trường hợp bạn sợ bệnh nhân đau hay để đỡ mất thì giờ tìm quá nhiều sinh huyệt trên mặt, bạn có thể dùng cây cào mini cào khắp mặt trước khi dò sinh huyệt. Việc dùng cào mini cào khắp mặt sẽ làm bớt đi số sinh huyệt ở phần nông của da mặt. Nhờ vậy chỉ còn lại một số sinh huyệt ở phần sâu của da mặt. Lúc ấy ta sẽ dùng cách khác (ví dụ dán cao hay day phớt…) tác động để làm mất các sinh huyệt ấy đi.

Lưu ý: Nếu các bạn không có cào mini có thể dùng cây LĂN NHỎ lăn khắp mặt 3 vòng hoặc dùng CÂY DÒ gạch khắp mặt 3 lần cũng đạt kết quả tượng tự như cào mini, có nghĩa là sẽ làm giảm số lượng sinh huyệt ở phần nông của bộ mặt. Sau đó ta chỉ tác động vào các sinh huyệt còn lại. Như vậy sẽ đỡ mất thì giờ hơn.

Tóm lại, qua kinh nghiệm mà cũng rất hợp lý là ta chỉ nên áp dụng cách chữa này khi nào ta đã dùng những cách đã có theo bài bản mà không hiệu quả. Hoặc gặp trường hợp bệnh đã lan ra khắp các cơ quan nội tạng trong cơ thể thì bấy giờ ta cần phải tác động toàn diện trên cơ thể theo lý thuyết TOÀN THỂ này.

Phương cách trên giống như xe hư ít thì sửa tại chỗ hay sửa nhẹ thôi, nhưng nếu xe bị hư gần như toàn diện thì phải đổi xe hoặc đại tu (sửa lại hoàn toàn), chứ không thể chỉ sửa ở một chi tiết nào đó của xe với một ít dụng cụ và thời gian sửa quá ngắn. Nói khác đi, bệnh nặng – như liệt nửa người, ta phải chịu khó CHỮA TOÀN THÂN và CHỮA LÂU mới mong đạt được hiệu quả cao và bền được.

Để kết thúc bài này, tôi xin nhắc lại rằng cách chữa bệnh mà tôi vừa trình bày cũng chỉ là một trong nhiều cách chữa để các bạn TÙY chọn. Vì theo nguyên lý Âm Dương, bao giờ bên cạnh cái hay cũng có cái dở; bên cạnh cái tiện lợi cũng có cái bất tiện. Vấn đề là bạn dùng nó trong trường hợp bệnh nào, người bệnh ra sao, lúc nào và ở đâu thì đạt hiệu quả như ý mình mong muốn. Chúc các bạn thành công.

Giản thuật XOA MĂT buổi sáng và XOA CHÂN buổi tối:Giản thuật số 2 diện chẩn Bùi Quốc Châu

 Giản thuật XOA MĂT buổi sáng và XOA CHÂN buổi tối 

Giản thuật XOA MẶT BUỔI SÁNG SAU KHI THỨC GIẤC

  1. Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3 lần.
  2. Xoa vòng quanh mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng hai ngón giữa. Sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ vào huyệt trước khóe mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (dưới con ngươi) mỗi nơi 30 lần.
  3. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra (10 lần)
  4. Úp bàn tay trên miệng và chà qua lại vùng trên và dưới miệng 5 lần
  5. Chà lên xuống dọc sống mũi cho tới mí tóc trên trán bằng 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út – ngón giữa nằm trên sống mũi)
  6. 6. Đặt nguyên bàn tay trên trán chà qua chà lại 10 lần.
  7. Để ngón tay trỏ và giữa trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống 5 lần.
 XOA MAT 1

Đối với người tạng nhiệt (hay cảm thấy nóng nảy trong người) không nên chà nhiều vì sẽ gây nóng nhiệt cho cơ thể

XOA 2

  1. Vuốt cổ: Ngửa cổ lên, mở rộng bàn tay ôm trọn vòng cổ vuốt xuống 10 lần)
  2. Chà gáy: Lấy bàn tay chà xát gáy, mỗi bên 5 lần
  3. Cào đầu: Dùng 10 đầu ngón tay cào đầu từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái.
  4. Xoa nóng 2 vành tai rồi ép tai gõ chẩm (tác dụng ấm tai, ấm thận, ấm bao tử)
  5. Gõ răng 3 lần (2 hàm răng đập vào nhau).Còn có thể đảo lưỡi nuốt nước miếng 3 lần (làm mát cơ thể, bổ chân âm).

Nếu không thích xoa mặt, các bạn có thể dùng khăn lông loại nhỏ, chà khắp mặt độ 3 phút, sau khi đã nhúng nước ấm. Tuy đơn giản nhưng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó cũng trị được một số bệnh như bệnh viêm chu vai (giở tay không lên).

Giản thuật XOA CHÂN BUỔI TỐI TRƯỚC KHI NGỦ

Xoa chân cho ấm (cọ 2 lòng bàn chân vào nhau), Cào đầu bằng cây cào 5 răng hoặc 10 đầu ngón tay từ mí tóc trán ra sau gáy 50 lần.

Giản thuật Chà mặt bằng khăn nóng : Giản thuật số 1 diện chẩn Bùi Quốc Châu

Giản thuật Chà mặt bằng khăn nóng

 Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, hay vào buổi tối trước khi đi ngủ, ai cũng đều lau rửa mặt, nhưng nếu biết dùng khăn lau mặt nhúng nước ấm (vắt khăn cho hơi ráo) để chà xát trên mặt, chúng ta có thể đạt được những kết quả hết sức hữu ích cho sức khỏe, chỉ với phương pháp thật đơn giản này.

Công dụng Giản thuật Chà mặt bằng khăn nóng :

1/ Làm khỏe tim: Đi lên xuống cầu thang không bị mệt, hết bị mệt tim, hồi hộp, giật mình khi nghe tiếng động mạnh.

2/ Làm ấm các khớp chân tay, tan vôi chống thoái hóa khớp, hỗ trợ việc trị viêm chu vai (Tay đau không thể giơ cao khỏi đầu)

3/ Làm mạnh sinh lý, giúp quý ông cường dương, chống xuất tinh sớm.

4/ Làm ăn ngon, ngủ tốt (Lưu ý: Nếu người nóng, có thể tạng Dương nếu chà mặt buổi tối sẽ bị mất ngủ)

5/ Phòng và trị tình trạng liệt dây thần kinh số 5 và số 7.

6/ Phòng và trị tình trạng Cholesterol trong máu cao.

7/ Phòng và trị bệnh gan nhiễm mỡ

8/ Phòng và trị bệnh đau dạ dày, lá lách

9/ Phòng và trị táo bón, các bệnh đường ruột.

10/ Làm mạnh gân, xương

11/ Làm da mặt hồng hào, mịn màng, trẻ hóa cơ thể.

12/ Làm săn chắc da thịt toàn thân.

Đây là một kỹ thuật dưỡng sinh đơn giản, tốn ít thời gian mà lại đem đến cho người chịu khó áp dụng thường xuyên những kết quả hết sức tốt đẹp cho sức khỏe.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

BỆNH ĐAU KHỚP VAI: TAY DƠ KHÔNG LÊN ( NGANG, TRƯỚC, SAU)




Bấm, chà, day theo sắp xếp: Có phải có trái, có âm có dương, chỗ nào nhói làm thêm vài cái.
Bấm cả trái và phải (bấm bên nào trước cũng được) nhưng lần sau phải theo cách bấm trước. Ví dụ: ban đầu bấm bên phải trước. Cách 4-5 giờ sau cũng phải bấm bên phải rồi mới sang trái.

Lưu ý: Người huyết áp thấp bỏ cái chà C7 (Đại chùy, hai mũi tên màu đỏ đi xuống - hình 8).
 — 




Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn

Bệnh tiểu đường ( Đái tháo đường) là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như là  : suy thận, liệt dương ( ở nam giới ), mù lòa, tai biến,….
Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu nhé 
chua-benh-tieu-duong-bang-phuong-phap-dien-chan
Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn
Ấn dán 73-, 3-, 37, 156-
26 – 113 – 63 – 100 – 235 – 0
127 – 156 – 63 – 113 – 143 – 38 – 50 – 37 – 1 – 3 – 73
Đi bộ mỗi ngày 3 – 4 km, sau vài tháng hết tiểu đường
Trà tươi xắc nhuyễn hầm nước sôi ( tốt nhất là dùng nấm linh chi nhật bản).
Chấm kem deep heat vào các huyệt 15 -20 giây, sau 30 phút lượng đường xuống còn 5 – 10mg.
Các huyệt ở trên mặt
Day ân 3 lần cách khoảng các huyệt: 26, 63, 7, 113, 121, 58, 37, 73, 0, 227, 235, 38
Cụ thể:
– Huyệt 26 tương ứng tuyến Yên.
– Huyệt 63, 7, 113 tương ứng tuyến Tụy.
– Huyệt 121 trấn thông vùng Dạ dày.
– Huyệt 58, 37 trấn thống vùng Lách, Gan.
– Huyệt 0,73 liên hệ Thận.
– Huyệt 227 và 235 liên hệ vùn Tam Tiêu.
– Huyệt 38 tăng cường kháng sinh và liên hệ Thận.
Ở bàn chân
Kiểm tra ngón cái bệnh nhân thấy đau. Nhưng kiểm tra tuyến Yên, ở giữa ngón cái thì bệnh nhân càng đau đớn hơn. Dùng ngải hơ nóng tuyến Yên 3 lần cách khoảng, mỗi ngày cả 2 ngón.
Trong tháng đầu: Ngày làm 2 lần, sáng và chấm Deep Heat. Chiều 1 lần: Day và ấn 3 lần cách khoảng các sinh huyệt trên mặt dán cao Salonpas. Sang 1 lần dùng điều ngải hơ điểm phán ứng của tuyến Yên ở ngón chân cái.
Trong tháng thứ 2: Giãn ngày làm 1 lần và không hơ điếu ngải ở ngón chân cái nữa vì hơ điếu ngải không hút nóng.
Kết luận:  Dẫu biết tiểu đường là một căn bệnh quái ác nhưng chúng ta vẫn phải đấu tranh với nó để ” giành giật ” lại sức khỏe và cuộc sống của chính mình . Bệnh tiểu đường nếu mà được phát hiện sớm và được điều trị bằng diện chẩn kết hợp với các loại thuốc Đông Tay y kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp thì tình trạng bệnh tật của bạn sẽ cải thiện rõ rệt đấy.