Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Bài giảng 2: Diện Chẩn điều khiển liệu pháp


Bài 2Vài nét về lịch sử của môn Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp (Facy) Bùi Quốc Châu ( 17 tháng 8 năm 1991)
Trong lịch sử Y học thế giới đã có một số phương pháp tương tự với Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp (Facy) nếu xét qua về mặt hình thức

Vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) - trong khi FACY dựa trên nguyên tắc Phản Chiếu (REFLECTION) là một hình thức tương tự phóng chiếu nhưng đa chiều (MULTI-DIRECTION) trong khi Phản Chiếu chỉ có một chiều trên một mặt phẳng duy nhất. Phản Chiếu (reflection) có thể gọii là Phản Chiếu nhiều chiều và đa hệ (multisystem). do đó nó cũng khác phàn xạ cổ điển là phản xạ đơn hệ.

Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Medecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1880), phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonassale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, Thủ châm (Manophuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc những điểm tương ứng với các bộ  phận trên cơ thể, dùng để chẩn đoán hay trị bệnh.

Tuy nhiên DC-ĐKLP (Gọi tắt là Diện Chẩn hay FACY mà ở Pháp hiện nay gọi tắt là Phản xạ học vùng mặt (Réflexologie faciale) hoàn toàn không phải là Vọng chẩn hay Diện chẩn của Trung Y vừa nêu trên. Trước hết vì đây là một phương pháp do người Việt Nam tìm ra và xây dựng (ông Bùi Quốc Châu) chỉ cách đấy 13 năm (từ đầu năm 1980 tại TPHCM). Kế đến vì nó không bắt nguồn hay thừa kế từ Vọng chẩn, Diện châm hay Tỵ châm của Trung Y cũng như châm cứu nói chung mà trái lại nó có xuất phát điểm từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ phương ngôn và những câu nói dung tục (vulgaire) trong dân gian.

Thật vậy, chính từ những phát xuất kể trên mà phương pháp  DIỆN CHẨN (FACY) được hình thành. Việt Nam 4000 năm văn hiến, với những kinh nghiệm dân gian phong phú thuộc nhiều lĩnh vực, được thể hiện dưới dạng văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, những câu chuyện tiếu lâm hoặc trong văn chương bác học, ngôn ngữ học. Ngoài ra nó còn được thể hiện dưới dạng kinh nghiệm của quần chúng trên một số lĩnh vực nào đó, trong đó Y học Dân gianVí dụ: Từ nhỏ tôi đã thấy người ta “bắt gió” hoặc dán hai lát gừng ở hai bên thái dương cho những người bị nhức đầu ,”cạo gió” cho những người bị cảm, dán đuôi lá trầu vào Ấn đường (giữa hai đầu chân mày) cho em bé bị nấc cụt, giật tóc mai cho người bị xỉu tỉnh dậy (hoặc tạt nước lạnh vô mặt họ)… Khi lớn lên, tôi cũng thường nghe hoặc đọc thấy những câu tục ngữ như “Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo cỗ lòng mới ngon”, hay là “Trông mặt biết người” hoặc dung tục hơn “Mồm sao ngao vậy”, “Đa mi tất đa mao” (Chính những câu chuyện này là cơ sở để tôi khám phá và xây dựng nên đồ hình phản chiếu bộ phận sinh khoa). Tôi cũng được biết trong dân chúng có người chỉ cần nhìn vào nốt ruồi hay tàn nhang trên mặt của một người đó,họ cũng có thể đoán biết được người kia có một nốt ruồi hay tàn nhang ở chổ nào trong cơ thể. Ngoài ra còn có những người có tài xem tướng mặt (Diện, tướng) có thể nhìn mặt một người mà đoán biết được vận hạn tốt xấu hay bệnh tật sắp xảy ra. Đôi khi họ chỉ cần nhìn vào Ngọa tàm (Mí mắt dưới) mà đoán biết được tình trạng con cái của  người khác. Điều này đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm ra và xây dựng Đồ hình buồng trứng (noãn sào) trên mặt một cách nhanh chóng và chính xác. Đối với tôi, những điều kể trên vô cùng quý báu. Nó chính là Chất xám của quần chúng. Ông cha ta truyềnlại từ đời này sang đời khác mà tôi chỉ là người biết kế thừa và khai thác vận dụng được TÚI KHÔN MUÔN ĐỜI này để xây dựng được phương pháp DIỆN CHẨN (FACY) ngày nay có ích lợi cho nhiều người, cho nên tôi rất trân trọng và yêu mến TÚI KHÔN đó.

Sau này, tôi có nghiên cứu thêm về Tây Y thì được biết thêm nhiều điều rất hay, phù hợp với kinh nghiệm dân gian và tướng học. Thí dụ như: Hai quầng mắt thâm ở các phụ nữ có vấn đề ở buồng trứng, hai má đỏ ở bệnh nhân lao phổi, bệnh yếu sinh lý thường gặp ở người bị viêm mũi dị ứng,….Nhà bác học nổi tiếng người Pháp, Alexis Carrel cũng giúp tôi rất nhiều khi ông viết trong tác phẩm của ông: “L’homme, cet inconnu”…và “Chaque homme porte sur sa face la description de son corps et son âme”. Phải chăng Đông Tây đã găp nhau ở chỗ này?”

Những đềiu vừa kể trên đã gơi ý cho tôi suynghĩ nhiều về vai trò quan trọng của bộ mắt cũng như sự liên quan giữa bộ mặt và cơ thể con người. Rồi nhờ những kiến thức Đông Y.Châm cứu (trong đó phải kể đến công trình của các cụ Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đại Năng) và Tây y, tôi được biết một cách rõ ràng và khoa học hơn những mối liên hệ bộ mặt và cơ thể, nhưng phải thật tình mà nói, chính nhờ Đồ hìnhbào thai lộn ngược trên loa tai của Nhĩ châm mà tôi áp dụng lúc bấy giờ đã gợi ý cho tôi cố gắng tìm ra đồ hình tương tự như thế ở trên mặt (Về điều này, tôi phải đặc biệt cảm ơn bác sỹ P.NOGIER)

Từ đó với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường rất tốt cho việc nghiên cứu(nơi tôi đang làm việc lúc bấy giờ là Trung tâm cai nghiện Ma Túy ở Bình Triệu (Thủ Đức) nay gọi là Trường Xây dựng lao động Thanh Niên mới, nơi thường xuyên có hàng ngàn bệnh nhân nghiện ma túy với đủ loại bệnh tật) đã giúp tôi có dịp quan sát các dấu vết bất thường trên gương mặt của họ cũng như có điều kiện châm từng mũi kim trên các huyệt ở MẶT với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời để xác minh cho các giả thiết của mình về sau này.

Với sự say mê, kiên trì và làm việc nghiêm túc qua thời gian dần dà tôi phát hiện ra những mối quan hệ giữa những điểm trên MẶT và các khu vực với toàn thân. Nhưng có lẽ điều đặc biệt nói đến đây là tôi nghiên cứu khám phá ra những bí ẩn của BỘ MẮT theo hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (Nhĩ châm, Đầu châm, Thủ châm,Túc châm).
GSTSKH. Bùi Quốc Châu

1 nhận xét: