Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn

Bệnh tiểu đường ( Đái tháo đường) là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như là  : suy thận, liệt dương ( ở nam giới ), mù lòa, tai biến,….
Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu nhé 
chua-benh-tieu-duong-bang-phuong-phap-dien-chan
Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn
Ấn dán 73-, 3-, 37, 156-
26 – 113 – 63 – 100 – 235 – 0
127 – 156 – 63 – 113 – 143 – 38 – 50 – 37 – 1 – 3 – 73
Đi bộ mỗi ngày 3 – 4 km, sau vài tháng hết tiểu đường
Trà tươi xắc nhuyễn hầm nước sôi ( tốt nhất là dùng nấm linh chi nhật bản).
Chấm kem deep heat vào các huyệt 15 -20 giây, sau 30 phút lượng đường xuống còn 5 – 10mg.
Các huyệt ở trên mặt
Day ân 3 lần cách khoảng các huyệt: 26, 63, 7, 113, 121, 58, 37, 73, 0, 227, 235, 38
Cụ thể:
– Huyệt 26 tương ứng tuyến Yên.
– Huyệt 63, 7, 113 tương ứng tuyến Tụy.
– Huyệt 121 trấn thông vùng Dạ dày.
– Huyệt 58, 37 trấn thống vùng Lách, Gan.
– Huyệt 0,73 liên hệ Thận.
– Huyệt 227 và 235 liên hệ vùn Tam Tiêu.
– Huyệt 38 tăng cường kháng sinh và liên hệ Thận.
Ở bàn chân
Kiểm tra ngón cái bệnh nhân thấy đau. Nhưng kiểm tra tuyến Yên, ở giữa ngón cái thì bệnh nhân càng đau đớn hơn. Dùng ngải hơ nóng tuyến Yên 3 lần cách khoảng, mỗi ngày cả 2 ngón.
Trong tháng đầu: Ngày làm 2 lần, sáng và chấm Deep Heat. Chiều 1 lần: Day và ấn 3 lần cách khoảng các sinh huyệt trên mặt dán cao Salonpas. Sang 1 lần dùng điều ngải hơ điểm phán ứng của tuyến Yên ở ngón chân cái.
Trong tháng thứ 2: Giãn ngày làm 1 lần và không hơ điếu ngải ở ngón chân cái nữa vì hơ điếu ngải không hút nóng.
Kết luận:  Dẫu biết tiểu đường là một căn bệnh quái ác nhưng chúng ta vẫn phải đấu tranh với nó để ” giành giật ” lại sức khỏe và cuộc sống của chính mình . Bệnh tiểu đường nếu mà được phát hiện sớm và được điều trị bằng diện chẩn kết hợp với các loại thuốc Đông Tay y kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp thì tình trạng bệnh tật của bạn sẽ cải thiện rõ rệt đấy.



DIỆN CHẨN TỰ CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

LY. Trần Dũng Thắng
(Từ: Tập san Diện chẩn số - 4 - 2007)    

            “Biến bệnh nhân thành người thầy thuốc”
Đó là khẩu hiệu hành động, đồng thời cũng là mục tiêu cao cả của người thầy thuốc  chữa bệnh theo phương pháp Diện chẩn điều khiển liệu pháp (DC- ĐKLP) Bùi Quốc Châu . Tất nhiên để thực hiện được khẩu hiệu và mục tiêu trên , ngoài chuyên môn người thầy thuốc phải có tâm  “Tất cả vì người bệnh thân yêu”. Trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể mà các bạn đang rất quan tâm . Vì thế không thể nề hà cách chữa có điều khác biệt so với các phương pháp truyền thống Đông y và Tây y mà chỉ cốt sao giới thiệu rộng rãi được phương pháp chữa bệnh đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, dễ thực hiện nhất, tuyệt đối an toàn, (không phải dùng thuốc, không dùng kim châm) mà hiệu quả lại rất cao.
 Tiểu đường là bệnh mạn tính, thuộc loại nan y.  Do thiếu Insurin tương đối hay tuyệt đối sinh ra . Bệnh trở nên hiểm nghèo khi cơ thể bị nhiễm trùng và biến chứng ở mạch máu dẫn đến phải tháo khớp. Để tránh thảm kịch trên . Bất cứ một phương pháp nào Đông y hay Tây y đều phải cho bệnh nhân sử dụng Insurin (uống hoặc chích) suốt đời . Ngược lại DCDKLP không phải dùng thuốc mà là tác động vào vùng phản chiếu tuyến Tuỵ ở trên mặt để từ đó kích thích tuyến Tuỵ  tiết ra Hormôn gọi là insul điều hoà đường huyết trong cơ thể. Nào các bạn hãy bắt tay tự chữa bệnh tiểu đường cho chính mình.

Cách chữa như sau
1. Ấn theo các huyệt thứ tự sau đây, mỗi huyệt ấn ít nhất 60 lần (Hoặc ấn thành
vòng, mỗi vòng ấn 30 lần/ huyệt).  63- 7- 113- 37- 40.
            Trong 5 huyệt trên huyệt số:   63- 7- 113 phản chiếu tuyến Tuỵ .
            Huyệt số: 37- 40. phản chiếu Lá lách.
            Cả 5 huyệt kết hợp lại tạo nên Phác đồ chữa: Bệnh tiểu đường có hiệu quả rất cao. Nhờ phác đồ này mà nhiều người đã thoát khỏi nanh vuốt của tiểu đường.
            Trong 5 huyệt trên có hai huyệt kép  là : 7 và 113. Khi gặp huyệt kép theo        qui định phải ấn bên trái trước rồi ấn bên phải sau.
            Ví dụ:  ấn huyệt 7 bên trái trước rồi ấn 7+  bên phải sau. Tuỳ theo tiểu đường Tuýp 1 hay Tuýp 2 mà ấn thêm 1 đến 2 lần  trong ngày. Hết sức không được    lạm dụng ấn quá nhiều lần trong ngày làm đường huyết hạ quá mức cần thiết không có lợi.

Kết quả hình ảnh cho tự chữa bệnh tiểu đường diện chẩn


2. Muốn kiểm tra xem đường huyết hạ được bao nhiêu thì làm như sau:   
            Trước hết phải đo đường huyết trước khi chữa. Sau đó tự ấn huyệt theo công thức trên. Nửa giờ sau khi ấn huyệt  mới kiểm tra sẽ có kết quả thật chính xác. Trên cơ sở đó, bạn sẽ lập kế hoạch chữa trị thật khoa học kết hợp với việc bỏ dần, tiến tới bỏ hẳn không dùng thuốc mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
3. Song song với ấn huyệt, bệnh nhân Tiểu đường còn phải quan tâm tới, ăn uống thật hợp lý vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa hạn chế được thức ăn có chứa nhiều Glucid và lipid nhằm tránh đường huyết và chất gây xơ vữa động mạch tăng cao. Năng rèn luyện cơ thể phù hợp với sức khoẻ, tuổi tác và môi trường sống như: Tập dưỡng sinh đi bộ, đi xe đạp …Tuyệt đối tránh tập luyện quá sức.
            Thực hiện tốt những điều trên, tiểu đường chắc chắn không phải là bệnh nan y./.


Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não_Bùi Quốc Châu

Tai biến mạch máu não (TBMMN) và chấn thương sọ não (CTSN) thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theocơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Một số ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắc bị tổn thương tương đối nhẹ và được điều trị không đúng cách kịp thời từ đầu.
Trong di chứng liệt do TBMMN và CTSN thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo: Thuốc men, tập luyệtn, huyệt đạo.
Việc dùng thuốc thì tuỳ, tây hay đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi trong TBMMN thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dõi) cho đến khi HA ổn định thật sự. Việc ổn định HA khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này (các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị). Cho nên các nah chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân, tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động dù rất ít vì bệnh nhân đã được xuất viện.
Tập luyện có hai phần: thụ động và chủ động. Tập thụ động là kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bnệh nhân, luôn luôn rất cần khi bị liệt cứng. tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn kềm cặp của kỹ thuật viên (trong thời gian đầu) hoặc tự nghị ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày (trong giai đoạn sau), chỉ cần từ khi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.
Về huyệt đạo, đúng hơn là về DC-ĐKLP là chủ đề chính của bài này. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do TBMMN và CTSN.
Phác đồ điều trị:
Giai đoạn đầu: 156-+, 38-+, 7-+, 50, 37, 61-+, 3+, 290+, 16+, 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và trắc diện.
Giai đoạn sau: khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh
Kỷ thuật: day ấn (hoặc gõ hoặc rung) các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên.
Biện luận: TBMMN và CTSN đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân,…. Vì vậy gốc bệnh là ở não, các cơ phận chỉ là ngọn.Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm và lọc thấp nhẹ ở não.
Chú ý:
Sự phục hồi chỉ thực hiện được khi tế bào não còn sống (dù rất yếu không đủ sức chỉ huy các cơ). Khi tế bào não đã chết hẳn thì còn trông cậy vào cơ chế bù mà thôi. Trường hợp này tỷ lệ phục hồi rất kém nhưng phải tập luyện kiên trì. Thông thường sau hai tuần điều trị liên tục mỗi ngày mà không chuyển biến thì biết không thể phục hồi tốt được.
Việc lăn thêm là cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi. Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.
Việc xung điện vào tay chân cũng không nên quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào TK còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào TK là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại? nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.
Trong CTSN chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập VLTL.
Tuy nhiên DC-ĐKLP không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương. Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống TK. Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.
Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.

Cách chữa bệnh liệt theo Diện chẩn

Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải CẦN ĐẾN NGƯỜI HỖ TRỢ (con cái, hoặc vợ, chồng, nếu không có thì phải thuê người đến nắn bóp ) để chữa trị.
* Thường bị liệt một bên (liệt 1/2 người, bán thân bất toại)
 Phác đồ diện chẩn chữa bệnh liệt
liệt bên phải thường nặng hơn liệt bên trái.
* Nếu liệt bên phải thường là bị nhũn não (chân tay co quắp, đi đứng khó khăn, lưỡi rụt lại nên nói cũng khó khăn). Nếu bị nhũn não thì phải bấm các huyệt theo thứ tự 34, 290, 100, 156, 37, 41. Sau đó, làm 7 động tác dưới đây:
1- LĂN GỜ MÀY (phản chiếu tay):
a) Lăn gờ mày từ đầu mày ra cuối mày (bên nào bị lăn bên đó) lăn 30 cái 1 lần làm 3 lần, mỗi lần nghỉ 1 phút, nếu người khoẻ thì lăn 40-50 cái /1 lần.
Chú ý: Nhớ từ trong ra ngoài, nếu làm ngược lại thì sẽ bị liệt nặng hơn.
b) Xong búng (hoặc gõ)  đầu mày (H.65) và cuối mày (H.100), có thể làm 1 lần hoặc 2 lần (tùy sức chịu đựng của bệnh nhân). Mỗi lần búng (hoặc gõ) độ 15-20 cái.
2- LĂN GẦN MIỆNG (phản chiếu chân):
- Lăn từ dưới cánh mũi đến mép (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ mép đến môi dưới (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ môi dưới đến cằm (30 cái/1 lần làm 3 lần)
3- HƠ: Bằng nhang ngải cứu nếu có.
a) Hơ nhượng (khuỷu) tay: Từ nhượng tay lên trên khoảng 2-3cm và dưới cũng khoảng 2-3cm. Hơ đi hơ lại bằng cách hơ ½ trên, hơ ½ dưới hoặc từ trong ra ngoài (hơ tròn).
b) Hơ cùi trỏ: hơ tròn.
c) Hơ cổ tay (hay gọi là cườm tay)
d) Hơ đầu gù các đốt ngón tay.
Chú ý:
- Quan trọng ở mắt cá chân ngoài khi hơ cổ tay.
- Nếu không nói được, nói khó khăn thì hơ ngón cái tay trái (hơ từ cuối đốt thứ 2 ra đến đầu ngón cái). Xong hơ 2 bên cạnh ngón cái, nhớ hơ đi hơ lại nhiều lần. Nhờ việc hơ này mà lưỡi sẽ thon lại và dài ra, ăn nói sẽ dễ dàng.
4- LĂN TRỰC TIẾP TAY liệt:
- Lăn cánh tay trên: từ đầu vai xuống khuỷu tay (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn cánh tay dưới: lăn từ khuỷu tay tới cổ tay (30 cái/1lần làm 3 lần).
- Lăn bàn tay: từ cổ tay ra 4 đầu ngón tay (tức mu bàn tay).
- Lăn ngón cái (ngón cái ở vị trí kẹp giữa 2 ngón cái và ngón trỏ của người chữa bệnh).
- Lăn gan bàn tay (lăn 3 lần, mỗi lần 30 cái).
- Xong day hoặc vê các đốt xương, chỗ sưng.
5- LĂN TRỰC TIẾP CHÂN liệt: (cũng như lăn tay)
- Lăn đùi: từ trong ra ngoài (30 cái/1 lần, 3 lần)
- Lăn cẳng chân: lăn xuôi từ đầu gối xuống cổ chân.
Chú ý: không lăn ở sống chân.
Lăn bàn chân: lăn mu chân trước, xong lăn 2 cạnh chân.
- Lăn gan bàn chân và day các đầu xương ngón chân.
Chú ý: tất cả các động tác lăn đều làm 3 lần mỗi lần 30 cái.
Khi lăn tay,chân: phải lăn tròn toàn bộ.
Khi tập đi phải để chân thẳng.
Cào gót và bàn chân.
6- CÀO TRÊN ĐẦU:
a- Cào từ mí tóc lên 2-3 cm xuống mí tai.
b- Công dụng: Để chữa cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay (xem vị trí của đồ hình 11 phản chiếu phần ngoại vi cơ thể trên da đầu “đồ hình dương”).
c- Cào từ đỉnh đầu thẳng xuống đỉnh tai (phản chiếu đùi).
d- Cào từ đỉnh tai chếch ra sau ót (phản chiếu bắp chân).
e- Cào 2 bên sau ót (phản chiếu bàn chân).
Chú ý : tất cả đều làm 30 cái/1lần làm 3 lần. Đặc biệt chú ý: nếu bị liệt nửa người bên phải thì cào nửa đầu bên trái. Ngược lại, nếu bị bên trái thì cào đầu bên phải.
7-LĂN LƯNG:
- Lăn ngược từ xương cùng lên tới ót, lăn từng đoạn ngắn độ 15cm/1 đoạn.
- Lăn 2 bên cột sống thì lăn chéo lên.
Chú ý: khi lăn ở các đốt L3, L4, L5 phải lăn cẩn thận vì chỗ này là thận, nếu không khéo sẽ bị sa thận.