Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Giản thuật hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể:Giản thuật số 4 diện chẩn Bùi Quốc Châu

Giản thuật hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể

 Trước hết, hơ là một trong những kỹ thuật trị liệu căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Ta chủ yếu dùng Điếu ngải cứu (hay nhang ngải cứu) hay bất cứ vật nào tỏa nhiệt như thuốc lá, nhang loại lớn khi không co điếu ngải cứu, tuy nhiên hiệu quả sẽ kém hơn vì không đủ độ nóng. Sau khi đốt cho cháy đỏ ở đầu điếu ngải cứu (không để cháy ra ngọn lửa) ta cầm điếu ngải cứu bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa. Lòng bàn tay hơi ngửa ra, và dùng ngón út đè lên mặt da làm điểm tựa, để đầu nóng đỏ cách da khoảng 1 cm, di chuyển thật chậm trên vùng da và để ý xem đến khi nào bệnh nhân có phản ứng mạnh (Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát hay nóng buốt và có thể kêu lên) Ta lập tức nhấc điếu ngải cứu ra khỏ mặt da trên 2 cm (khỏi tầm hút nhiệt của Sinh huyệt) và đè tay lên chỗ vừa hơ cho bệnh nhân bớt cảm giác nóng. Xong ta lại tiếp tục hơ lại chỗ cũ 2 lần nữa. Làm 3 lần là đủ (hơ nhiều gây nóng rát dẫn đến phỏng da)

Lưu ý: Tùy theo khí hậu nóng hay lạnh và với những người chưa câyn chịu nóng (như người ở các xứ ôn đới) ta không kéo dài lâu thời gian hơ. Với những học viên mới học thì không nên thực tập hơ trên vùng mặt.

                                                      

                                                 Hơ sinh huyệt trên bàn tay


Tác dụng Giản thuật hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể

Thủ pháp này rất hiệu quả trong nhiều loại bệnh chứng, nhất là những bệnh do lạnh gây ra như cảm lạnh, thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau – nhức – tê.. Các bệnh do ứ huyết như sưng, bầm do té ngã, chấn thương, u nhọt, mụn mủ, đau thần kinh tọa, eczema, zona (dời ăn). Đặc biệt, có thể áp dụng trong các trường hợp hậu phẫu (sau khi chữa bằng giải phẫu theo tây y) vì nó có tính cầm máu, làm khô nước vàng (nước chảy ra từ vết thương, mủ) Nó giúp sát trùng, tiêu viêm… Do đó làm vết thương mau lành hơn.

Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày một lần, nếu dùng nhiều lần hơn cần có sự trao đổi ý kiến hay giám sát của các thày thuốc, hay học viên có kinh nghiệm trong Diện Chẩn. Vì cách này dù có hiệu quả cao, nhưng nếu lạm dụng, sẽ làm cho bệnh nhân bị khô, nóng, có thể sinh ra nổi nhọt. nhức đầu, mất ngủ, táo bón …

Nếu gặp trường hợp này, nên uống các loại thức ăn mát để giải trừ như nước dừa, rau má, bột sắn. Hay có thể ấn bộ giải nhiệt (26, 3, 143, 51, 14, 15, 16).

Cách dùng điếu ngải cứu: 

Điếu ngải cứu hay thanh ngải cứu có hình thức như một cây nhang loại lớn nhưng ngắn, và được đóng gói thành từng bịch (12 điếu /bịch). Đây là một công cụ đươc sử dụng trong lĩnh vực châm cứu (Châm: dùng kim châm vào huyệt – Cứu: dùng ngải cứu hơ trên vùng huyệt) của Đông y. Được vận dụng trong Diện Chẩn, Ngải cứu là một dụng cụ dùng để hơ không chỉ trên huyệt và các vùng có huyệt hay các vùng đồng ứng với các bộ phận nội tạng và ngoại vi trên cơ thể nhưng với một kỹ thuật đặc biệt của Diện Chẩn gọi là Hơ theo Sinh huyệt.

ngaiĐiếu ngãi cứu

tat Ống tắt ngãi cứu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét